Cô Lương Minh Thu & Những chia sẻ về nghề và thế hệ sinh viên UniDesign

Cùng UniDesign lắng nghe những chia sẻ của cô Lương Minh Thu – Giảng viên chuyên ngành Thiết kế Nội thất của UniDesign về nghề và về sinh viên UniDesign.

Tìm hiểu về cô Lương Minh Thu

Hiện cô Thu đang là:

  • Phó Giám đốc, đồng sáng lập Công ty ARIN ARchitect & INterior – chuyên các hạng mục kiến trúc.
  • Giảng viên khoa nội thất tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
  • Giảng viên chuyên ngành Thiết kế Nội thất tại Viện Đào tạo Quốc tế UniDesign.

Các giải thưởng tiêu biểu:

  • Giải 3 cuộc thi sáng tác truyện tranh lịch sử. Tổ chức: Nhà xuất bản Giáo Dục tại Đà Nẵng (Đã được xuất bản cuốn truyện tranh lịch sử dành cho thiếu nhi: Vua Duy Tân) Năm 2007.
  • Giải 3 cuộc thi Không gian gạch men Mỹ Đức. Tổ chức: Công ty gạch men Mỹ Đức. Năm 2008.
  • Giải Nhì cuộc thi Thiết kế nhà ở cho người nghèo 3 huyện vùng sâu vùng xa tỉnh Bắc Kan Na-ri; Ba-Be; Pac-nam. Năm 2012.

Đọc thêm thông tin về cô Lương Minh Thu.

“Nhóm ngành nội thất đang phát triển vượt bậc trong vòng 10 năm trở lại đây”

Mở đầu cuộc trò chuyện, tôi và cô Thu thảo luận về cộng đồng Thiết kế Nội thất ở Việt Nam hiện nay, liệu chúng ta đã có bản sắc Thiết kế Nội thất Việt rõ nét chưa. Và, tương lai của ngành Thiết kế Nội thất sẽ phát triển mạnh mẽ như thế nào. Cô Thu nhận định: “Cộng động thiết kế Nội thất ở VN hiện nay khá đông đảo, đến từ nhiều môi trường đào tạo khác nhau. Đó là kết quả của việc nhóm ngành nội thất phát triển mạnh, dẫn đến gia tăng nhu cầu nhân sự trong vòng 10 năm trở lại đây. Đây là một tín hiệu tốt, tuy nhiên cũng còn nhiều việc cần làm. Thứ nhất, tuy rằng sự sáng tạo là không có giới hạn nhưng cộng đồng cần đoàn kết hơn, có tiếng nói chung và hướng tới những giá trị chung để hoạt động sáng tạo lan toả mạnh mẽ những giá trị chung đó. Thứ 2, để làm được điều trên phải tăng cường các hoạt động hội, kết nối, chia sẻ học thuật, kinh nghiệm và nhấn mạnh những giá trị cốt lõi.”

Còn về bản sắc thiết kế Việt, cô Thu chia sẻ: “Việc tìm ra bản sắc của thiết kế Nội thất Việt trong bối cảnh hiện đại là việc làm không dễ, cần nhiều thời gian và sự tích luỹ. Bởi vậy, cần liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu này. Cộng đồng nội thất Việt cần phải có tầm nhìn chung hướng đến những giá trị thuộc về bản sắc con người Việt Nam.Thị trường nội thất Việt nói chung và công việc thiết kế nội thất ở nước ta hiện nay trải qua giai đoạn kinh tế thị trường và hội nhập chính là nguyên nhân khiến ta phải đối mặt với sự “xâm lấn” ồ ạt của thẩm mỹ và kỹ thuật các nước tiên tiến. Và chính thực trạng ấy cũng là lý do thôi thúc chúng ta cần phải hành động để tránh bị ảnh hưởng một cách thụ động đến nỗi “mất gốc”. Những năm trở lại đây, vấn đề này được thảo luận nhiều, cho thấy nhiều cá nhân và tổ chức đã nhận ra và quan tâm đến và trong chính nội tại ngành nội thất, nhiều NTK, doanh nghiệp đã đưa ra những tiêu chí và cách làm để dần dần khẳng định, tôn vinh thiết kế Việt.”

Cá nhân mình luôn ghi nhớ một câu ngạn ngữ của người Thuỵ Điển: “Truyền thống là thay đổi”, tin rằng trong sự vận hành của vạn vật và đời sống xã hội, nét Việt vẫn luôn ở đó, đang mỗi ngày chảy len lỏi trong huyết quản của mỗi con người Việt Nam sẽ sớm tìm ra hướng đi để thích nghi và bộc lộ vào đương đại một cách tự nhiên.” – Cô Thu nhấn mạnh.

“Mong muốn truyền cảm hứng đến các nhà thiết kế trẻ, tạo ra một cộng đồng nội thất chung tay phát triển và khẳng định bản sắc thiết kế nội thất Việt.” chính là điều khiến cô Thu đam mê và theo đuổi ngành Thiết kế Nội thất suốt nhiều năm, và tạo được nhiều thành công to lớn.

Sinh viên UniDesign “sáng tạo, nhiệt huyết, cháy!”

Bên cạnh cuộc thảo luận sôi nổi về nghề Thiết kế Nội thất, tôi và cô Thu còn trò chuyện về UniDesign, và về thế sinh viên của UniDesign. Cô Thu nhận xét sinh viên UniDesign “sáng tạo, nhiệt huyết, cháy!”. Cô kể: “Được làm việc với UniDesign, mình luôn “tưởng” rằng mình cũng đang còn rất trẻ 😄 Có lẽ do được “nhiễm” nhiệt huyết, đam mê và sức cháy của các bạn. UniDesign chơi hết mình, yêu thương đoàn kết hết mình, và học hết mình. Các bạn chọn UniDesign, đấu tranh với bản thân, với gia đình để chon UniDesign, và vì thế các bạn học cho chính mình, không học vì ai khác, không vì mong đợi và kỳ vọng của ai khác. Do đo mà các Uniker nắm bắt và tận dụng khoảng thời gian 02 năm học để “cháy” một cách triệt để, khai phá và phát triển bản thân, khẳng định chính mình.”

Kết thúc buổi trò chuyện, cô Thu nhắn nhủ tới các sinh viên: “Hãy trở thành bất kỳ ai mà em mong muốn. Hãy cứ đam mê, hãy cứ dại khờ. Đam mê thì ai cũng hiểu rồi còn dại khờ? Ở đây ý nói không phải là sự ngốc nghếch, mà là hãy cứ tin tưởng, đối mặt với mọi gian khổ, khó khăn của việc học, làm nghề để nâng cao giá trị bản thân và khiến mình trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn qua từng vấp ngã. Cứ bước qua như thế cùng nhiệt huyết và thái độ yêu thương với cuộc đời, một ngày nào đó nhìn lại, bạn sẽ thấy mình không hề “dại khờ” một chút nào!”

Cảm ơn những chia sẻ chân thành của cô Thu. Chúc cô có nhiều sức khoẻ để theo đuổi đam mê, và đồng hành cùng tập thể UniDesign.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *