Tuyển sinh khóa học Diễn xuất ngắn hạn
Trở thành diễn viên là một trong số những ước mơ phổ biến của hầu hết trẻ nhỏ. Nhưng lớn dần, ước mơ ấy càng nhạt nhòa và đôi khi mất hẳn do điều kiện không cho phép, sở thích phai nhạt…
Muốn làm sống dậy ước mơ xưa bé ấy cũng như mong muốn đào tạo nên những thế hệ diễn viên chất lượng, Trường Đại học sân khấu – điện ảnh Hà Nội tổ chức khóa học Diễn xuất ngắn hạn.
Chi tiết khóa học
Dự kiến khai giảng: 20/9/2016
Học phí:
– 3 triệu/khóa 1 tháng
– 7,5triệu/ khóa 3 tháng
– 13,5 triệu/ khóa 6 tháng
– 23 triệu/ khóa 1 năm
Lợi ích và cơ hội nghề nghiệp sau khóa học:
3 tháng: Sinh viên được rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản về nghệ thuật biểu diễn như: cảm thụ, phán đoán, giao lưu, tưởng tượng, thích ứng… nhằm bảo đảm tính chân thực trong biểu diễn, tính tích cực, cách triển khai và ý nghĩa của hành động. Sinh viên được học cách chuyển dịch từ các chất liệu văn học như truyện ngắn, 1 phần tiểu thuyết sang hành động của nghệ thuật biểu diễn và làm các bài tập thực hành về nó do sinh viên tự sáng tạo. Ngoài ra, sinh viên được học các môn bổ trợ khác như: hình thể, tiếng nói nói, đại cương sân khấu, triết học, văn học…
6 tháng: Sinh viên bắt đầu rèn luyện tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp diễn viên thông qua việc tiếp cận kịch bản văn học và nhân vật kịch ở mức độ trích đoạn của các vở kịch Việt nam hiện đại, kịch về đề tài lịch sử và văn hóa truyền thống. Trên cơ sở phân tích đánh giá đúng nội dung kịch bản và nhân vật kịch, sinh viên được trang bị kiến thức và phương pháp nghiên cứu sẽ bước đầu trực tiếp thực hành sáng tạo các vai diễn thích hợp được trích từ các tác phẩm đó. Ngoài ra, sinh viên được học các môn bổ trợ khác như: hình thể, tiếng nói, nghệ thuật tạo hình…
9 tháng: Sinh viên được tiếp tục rèn luyện tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp diễn viên thông qua việc tiếp cận và thực hiện các vai diễn trong các tác phẩm kịch kinh điển của thế giới (nước ngoài và cổ điển). Điều này sẽ giúp sinh viên trang bị cho bản thân phong cách biểu diễn phong phú. Sinh viên cũng sẽ có thể được học các chuyên gia về diễn xuất đến từ các nước như Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc… cũng như được tạo mọi điều kiện để có thể tham gia các bộ phim điện ảnh, truyền hình trên cả nước. Ngoài ra, sinh được học các môn bổ trợ khác như: tâm lý học, mỹ học, phương pháp sân khấu truyền thống, thanh nhạc múa, phân tích tác phẩm kịch…
12 tháng:Tổng hợp các kiến thức và kĩ năng đã học, sinh viên tham gia một vai diễn (đảm bảo đầy đủ đời sống nhân vật) trong một vở kịch hoàn chỉnh (vở tiền tốt nghiệp và vở diễn tốt nghiệp). Sinh viên có thể được đi biểu diễn thực tập trước khán giả qua những vở diễn trên. Ngoài ra, sinh viên được học các môn bổ trợ khác như: hóa trang, lịch sử điện ảnh Việt Nam và thế giới, v.v…
Giảng viên:
– Nghệ sĩ Lê Khanh được biết đến với vai trò là một diễn viên điện ảnh và nghệ sĩ kịch nói. Bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật từ năm 1970 cho đến nay, bà đã tham gia diễn xuất trong nhiều hoạt động sân khấu điện ảnh lẫn truyền hình và là một trong những diễn viên lâu năm nhận được nhiều sự yêu mến. Lê Khanh là trường hợp hiếm hoi được phong danh hiệu NSƯT, NSND trước tuổi.
– NSUT Hữu Mười: Khán giả hẳn sẽ không thể nào quên vai diễn giáo Thứ trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”. Năm 17 tuổi, sau khi xem 1 vở kịch, chàng thanh niên Hữu Mười đã đăng ký thi tuyển vào đoàn kịch, và từ đó ông xuất hiện trong hàng loạt các bộ phim như: Khôn dại, Bao giờ cho đến tháng 10, Làng Vũ Đại ngày ấy. Nhưng với Hữu Mười, cái nghiệp trọn đời không phải là diễn viên mà là đạo diễn. Năm 1987, ông sang Liên Xô học 1 khóa Đạo diễn phim truyện tại Đại học điện ảnh Nga và gần đây, bộ phim Mùi cỏ cháy của ông đã mang lại 4 giải Cánh Diều Vàng. NSUT Hữu Mười đang công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam.
– Xuân Bắc: Anh là một diễn viên nổi tiếng với vai Núi trong bộ phim Sóng ở đáy sông, trở thành cây hài ăn khách của Gặp nhau cuối tuần trên VTV3, Gặp nhau cuối năm của Đài truyền hình Việt Nam và là một MC dí dỏm với gameshow Đuổi hình bắt chữ, Hỏi xoáy đáp xoay. Ngoài đóng phim, dẫn chương trình, Xuân Bắc còn tham gia vào các hoạt động đoàn thể. Anh đã được trao tặng danh hiệu “Thanh niên ưu tú thủ đô” năm 2010.
– Đạo diễn/NSUT Trần Lực: sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Cha anh là Giáo sư, NSND Trần Bảng kết hôn với nghệ sĩ Trần Thị Xuân, cũng là một diễn viên chèo. Anh hiện là Giám đốc Hãng phim Đông A. Phim đã tham gia (diễn viên): Mẹ chồng tôi, Hoa ban đỏ (1994), Người đi tìm dĩ vãng, Anh chỉ có mình em (1993), Đời hát rong… Phim đã thực hiện (đạo diễn): Chuyện nhà Mộc (1998), Tết này ai đến xông nhà, Hai Bình làm thủy điện, Đời chè, Cocktail cho tình yêu…
Đăng ký khóa học trực tiếp tại: Số 5 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0969 645 881