Thiết kế nội thất “Nghề Vàng” đáng để bạn trẻ ước mơ và đeo đuổi

Thiết kế nội thất được đánh giá là nghề đang “hot” và đang “khát” nhân lực chất lượng cao như hiện nay. Dù du nhập vào Việt Nam đã khá lâu nhưng lĩnh vực thiết kế, trang hoàng nội thất mới chỉ thật sự được chú ý trong một vài năm trở lại đây và thường bị lầm tưởng với nghề kiến trúc. Khác với kiến trúc sư, thiết kế – trang trí nội thất là người chịu nghĩa vụ chính trong việc tạo cho không gian nội thất thật trọng thể, hợp lý, đẹp mắt và giàu tính nghệ thuật tạo cảm giác đầm ấm và gần gũi bằng nhiều vật liệu nội ngoại thất độc đáo.

Thiết kế nội thất là gì?

Thiết kế nội thất là ngành tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật dựa trên sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí để tổ chức không gian sống, không gian làm việc, không gian thư giãn,… sao cho đẹp, phù hợp và hiệu quả đối với các hoạt động của con người được xảy ra ở đó, đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng không gian.

Thiết kế nội thất ra trường có thế làm ở những vị trí nào?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: • Chuyên viên thiết kế nội – ngoại thất của các dự án: nhà ở, biệt thự, chung cư, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại,… tại các công ty thiết kế nội thất, xây dựng, kinh doanh vật liệu nội thất • Nhân viên tư vấn thiết kế cho các công trình dân dụng và công nghiệp: nhà ở, khách sạn, trường học, văn phòng, bệnh viện, nhà máy, khu triển lãm, … • Tự thành lập công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, tư vấn thiết kế và kinh doanh các hạng mục nội – ngoại thất Công việc cụ thể của cử nhân Ngành Thiết kế nội thất là gì?

Lương của kiến trúc sư Thiết kế nội thất là bao nhiêu?

Theo thống kê của các trang việc làm hiện nay tại Việt Nam, mức lương khởi điểm đối với sinh viên ngành Thiết kế nội thất dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng. Đối với những sinh viên giỏi ngoại ngữ, có thể nhận mức lương tại công ty nước ngoài từ 700-1000USD/tháng. Riêng với cấp quản lý trong ngành này, mức lương lên đến 2000-3000USD/tháng. Như vậy, bức tranh nghề nghiệp này cho thấy nghề thiết kế nội thất đang là “nghề vàng” đáng để bạn trẻ ước mơ và đeo đuổi.

Bước chân vào nghề trang trí nội thất, bạn sẽ làm những công việc cụ thể gì? Đây là một nghề nghiệp bận rộn và nhiều áp lực, có rất nhiều hạng mục công việc mà bạn phải bao quát quán xuyến. Đặc biệt, khi bạn là một nhà thiết kế tự do, bạn còn phải dành nhiều thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng, tìm kiếm và ký các hợp đồng v.v…dưới đây UNI chia sẻ với bạn những công việc chuyên môn chung nhất của một người thiết kế nội thất:
1. Khảo sát hiện trạng
2. Nghiên cứu nhu cầu và đặc điểm của đối tượng sử dụng
3. Thiết kế công năng sử dụng
4. Tìm phong cách chủ đạo
5. Thiết kế màu sắc, vật liệu
6. Thiết kế, lựa chọn trang thiết bị
7. Các yếu tố trang trí
8. Thiết kế ánh sáng
9. Giám sát thi công

Cũng như kiến trúc sư thiết kế công trình, người thiết kế nội thất cũng phải theo dõi quá trình thi công một cách thường xuyên. Giới kiến trúc sư công trình thường nói đùa “dân thiết kế nội thất ngồi mát ăn bát vàng”, vì quá trình giám sát thi công luôn diễn ra khi công trình đã hoàn thành cơ bản, ở trong không gian được che chắn, không phải dầm mưa giãi nắng, lội bùn sình như giám sát công trình xây dựng ở giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, việc giám sát nội thất cũng không đơn giản. Bạn phải chọn lựa, kiểm tra hàng trăm loại vật liệu hoàn thiện để đảm bảo chúng đạt tiêu chuẩn thiết kế và phối hợp hài hòa với nhau. Bạn cũng cần phải giám sát kỹ thuật thi công để đảm bảo các chi tiết trang trí được thực hiện đúng với ý đồ thiết kế của mình.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, kiến trúc cho rằng cách đào tạo hiện nay của nhiều trường thiên về lý thuyết. Chính vì vậy nhiều sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, dẫn đến thừa nhân lực chất lượng thấp và trung bình nhưng lại thiếu nhân lực chất lượng cao. Nhiều sinh viên được đào tạo thiên về lý thuyết sau khi tốt nghiệp gần như phải học lại từ đầu và tự học thông qua công việc. Vì vậy, những người đang tìm đến ngành học đắt giá này cần tìm cho mình một môi trường học tập uy tín, chuyên nghiệp để có đủ bản lĩnh, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp một cách tốt nhất. Và quan trọng là lựa chọn một môi trường học tập mang tính ỨNG DỤNG để tránh trường hợp ra trường lại mất thời gian ôn lại, học lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *