Những tip dành cho nhiếp ảnh nội thất
Trong bài viết này của David Robinson, tôi sẽ chỉ ra những thử thách bạn có thể gặp phải khi chụp ảnh các vật dụng trong nhà cũng như cách để giải quyết chúng. Chụp nhiều ảnh cùng lúc (bracketed images) là cách thường thấy và hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng tương phản quá cao của đồ vật trong nhà.
Vấn đề
Trong sự nghiệp của đa số các nhiếp ảnh gia chụp nội thất, họ ít nhất đã một lần từng gặp căn phòng nơi họ suy nghĩ: “À… một căn phòng tối với một cái cửa sổ sáng. Đúng là sự kết hợp mình không mong muốn!”.
Sử dụng các kĩ thuật xử lí hậu kì đơn giản để giải quyết tình trạng thừa sáng hoặc thiếu sáng ở vài chỗ của bức ảnh theo thực tế là điều không thể. Thế nên, gặp tình trạng này có thể làm bạn nản. Nhưng tin tốt là việc né tránh những sự cố đó thì không khó nếu như bạn được trang bị các kĩ năng cần thiết.
Chụp được một tấm ảnh phơi sáng chuẩn đối với một căn phòng tối cùng chiếc cửa sổ sáng về ban đầu có vẻ như là bất khả thi. Chọn lấy sáng ở đồ nội thất thì ngoài cửa sổ sẽ cháy sáng. Chọn lấy sáng ở ngoài cửa sổ thì những mảng tối trong căn phòng sẽ không thể thấy nữa.
Bức ảnh chụp lấy sáng nội thất (1/4 giây ở khẩu độ f/8), hãy để ý rằng ngoài cửa sổ đang bị cháy sáng
Do sự khác biệt giữa vùng sáng nhất và vùng tối nhất – được gọi là Dải tần nhạy sáng (Dynamic range) – có sai lệch quá lớn. Nên trường hợp này được tính vào Dải tương phản động mở rộng (High Dynamic Range), viết tắt là HDR.
Bức ảnh chụp lấy sáng cửa sổ (1/125 giây ở khẩu độ f/8), giờ đây bạn có thể thấy nội thất bên trong gần như tối đen hoàn toàn
Mắt của chúng ta xử lí các trường hợp HDR này bằng cách điều chỉnh độ mở của tròng đen, giúp cho ánh sáng nhận vào nhiều hơn hay ít đi phụ thuộc vào khu vực sáng hơn hay tối hơn. Não bộ có nhiệm vụ cân bằng nó và từ đó mọi thứ đều trông đủ sáng.
Nhưng thật không may, khi đối mặt với một căn phòng tối cùng với một khung cảnh bên ngoài sáng thì ngay cả những chiếc máy ảnh DSLR tốt nhất cũng không thể chụp lại toàn bộ dải sáng với chỉ một mức phơi.
Bức ảnh chụp ở mức phơi sáng bình thường (1/30 giây tại khẩu độ f/8), ở đây bạn có thể thấy một vài khu vực sẽ quá tối và vài khu vực quá sáng. Máy ảnh không thể giữ lại toàn bộ chi tiết của khung cảnh, độ tương phản là quá lớn
Có hai cách để bạn giải quyết vấn đề này
– Bạn có thể tăng cường độ sáng cho căn phòng và rút ngắn dải nhạy sáng.
– Bạn có thể sử dụng kĩ thuật ảnh chồng hình (multiple exposure) và tổng hợp bằng phần mềm mô phỏng lại những gì mắt và não thực hiện.
Tăng cường độ sáng
Để thắp sáng căn phòng, về cơ bản, bạn sẽ cần thêm nhiều nguồn sáng khác. Chỉ bật hết tất cả đèn không hẳn sẽ giải quyết vấn đề cho bạn đâu.
Một sự lựa chọn khác nữa là mang theo nguồn sáng di động. Tuy nhiên, đây lại là một kĩ năng khác bạn cần phải thuần phục, một vật khác phải mang theo và dù rằng giá thành của đèn chiếu sáng đang giảm xuống nhưng nó vẫn là một khoản không nhỏ. Bạn còn cần phải mang theo dây cáp nối dài và mong rằng nơi bạn chụp có điện.
Bạn cũng có thể sử dụng đèn chiếu sáng chuyên nghiệp, loại có thể lắp vào máy ảnh và điều khiển từ xa được. Yếu tố đèn chuyên nghiệp rất quan trọng ở đây vì những loại đèn yếu hơn thường khó cung cấp đủ lượng ánh sáng để giải quyết vấn đề này.
Trên hết, sử dụng hiệu quả ánh đèn flash cũng đòi hỏi kĩ năng. Bạn có lẽ sẽ cần một vài khẩu flashgun và đồng thời có kiến thức về cách sử dụng và sắp xếp chúng. Lần nữa, tôi xin nhấn mạnh, làm điều trên rất tốn tiền và phải mang theo nhiều thứ nặng nề khác như chân đế của đèn nữa.
Sử dụng kĩ thuật ảnh chồng hình (Multiple exposure)
Thế còn phương pháp ảnh chồng hình thì sao ? Có một phương án khác chính là sử dụng Photoshop khi bạn chỉ chụp có hai tấm – một tấm lấy sáng ở căn phòng và một tấm ở ngoài trời – và sau đó mở chúng trong hai layer riêng biệt trong Photoshop.
Một khi bạn đã chồng hai layer lên nhau (bằng cách sử dụng Các blending mode khác nhau để giúp bạn, phóng to lên sẽ có ích đấy), với tấm ảnh tối hơn ở bên dưới, sau đó, bạn sẽ chọn phần cửa sổ bị cháy ở layer trên (bức ảnh lấy sáng nội thất bên trong phòng). Sử dụng layer mask làm cho phần cửa sổ trong suốt và thế là khung cửa sổ không bị cháy sáng trong tấm thứ hai sẽ lộ ra từ bên dưới.
Thật không may, cách làm này thường ít khi tạo ra một tấm ảnh chân thật và thuyết phục, vì hai mức phơi sáng là không đủ để bao phủ toàn bộ dải sáng mắt ta nhận thấy. Thêm vào đó, bức ảnh lấy sáng ở khung cửa sổ sẽ khiến cho khung cửa sổ và bất kì đồ vật trang trí nào trên bậu cửa sổ bị thiếu sáng, làm cho chúng tối hơn bình thường.
Một cách xử lí hiệu quả hơn chính là cách chụp nhiều mức phơi sáng để lấy được nhiều mức độ sáng khác nhau (bracketed photographs) và sử dụng phần mềm HDR để ghép chúng lại thành một bức ảnh với mức phơi sáng vừa phải nhất. Vùng tối nhìn vẫn chân thật dù cho không có sự can thiệp từ nguồn sáng bên ngoài, còn những vùng sáng sẽ giảm xuống một cách tự nhiên hơn.
Chụp tổng hợp nhiều tấm là một cách được biết đến rất rộng rãi trong nhiếp ảnh nội thất vì nó khắc phục các vấn đề đi đôi với những phương pháp chụp ảnh khác. Đồng thời, nó còn giúp bạn hạn chế chi phí cũng như sự bất tiện các dụng cu khác̣ mang lại khi đưa đến địa điểm chụp – trừ một cái tripod chất lượng cao!
Phơi sáng mở rộng
Chụp lại những mức phơi sáng chuẩn xác chính là mấu chốt để đạt được kết quả tốt nhất đối với phương thức này. Thế nên hãy nhìn kĩ hơn cách những chuyên gia thực hiện khi chụp ảnh nội thất để bạn có thể tự áp dụng nhé.
Về cơ bản, bạn sẽ phải chụp nhiều tấm ảnh giống y hệt nhau ở cùng một khẩu độ, nhưng khác nhau ở tốc độ màn trập. Cùng một khẩu độ giúp bạn giữ được độ sâu trường ảnh trong lúc mức phơi sáng thay đổi liên tục, qua đó bạn sẽ chụp lại được những bức ảnh đủ sáng cho tất cả các mức sáng khác nhau.
Nó được gọi là phơi sáng mở rộng vì các mức cài đặt phơi sáng sẽ được “mở rộng” giữa tốc độ màn trập từ chậm nhất đến nhanh nhất cần thiết.
Chức năng Tự động Phơi sáng mở rộng (AEB) là chức năng có trong hầu hết các loại máy ảnh DSLR và máy ảnh không gương lật sẽ làm cho quá trình trên trở nên đơn giản hơn, cho phép bạn chụp được ba hay nhiều mức độ phơi sáng hơn chỉ qua một lần bấm.
Trong nhiều tình huống, đặc biệt là ngoài trời, chức năng này còn giúp bạn đỡ phải sử dụng tripod. Bất kì chuyển động nào của camera trong lúc chụp (bất khả kháng khi chụp tay) nếu như không quá lớn sẽ được phần mềm với chức năng căn chỉnh mạnh mẽ sẽ tự động sửa lại.
Cài đặt máy ảnh
Bạn bắt đầu cài đặt AEB bằng việc chọn chế độ Ưu tiên khẩu độ (Av).
Các bước còn lại tùy thuộc vào các dòng máy khác nhau, nhưng nói chung đều gồm ba bước: chọn AEB và tiếp tục vào chế độ chụp, chọn số khung hình muốn chụp và số bước EV giữa các lần chụp.
Sổ hướng dẫn sử dụng máy ảnh sẽ cho bạn biết các bước cần thiết đối với dòng máy của bạn.
Các kĩ thuật phơi sáng mở rộng đối với nội thất
Độ sáng khác nhau ở một khung cảnh nội thất cùng với tầm nhìn ra cửa sổ rất đẹp, đẹp đến mức chụp phơi sáng mở rộng có thể sẽ dính dáng đến nhiều thứ khác hơn là chỉ điều chỉnh cài đặt AEB và chụp, đặc biệt là khi bạn muốn kết quả có chất lượng cao nhất.
Vấn đề chính đến từ việc lựa chọn tốc độ màn trập máy ảnh cho mức cơ sở hay còn gọi mức phơi sáng “bình thường” (0 EV). Ánh sáng chói chang từ khung cửa sổ có thể ảnh hưởng đến độ phơi sáng tự động của máy ảnh, dẫn đến bộ ảnh có xu hướng lệch dần về thiếu sáng.
Một vấn đề khác nữa chính là việc chụp khung cảnh đó sẽ đòi hỏi phải phơi sáng lâu hơn chế độ AEB của máy ảnh có thể cung cấp. Bên cạnh đó, vì ISO thấp là cách tốt nhất để giảm noise ở những vùng tối, bạn cũng phải cần phải phơi sáng lâu hơn. Nếu không có tripod, kết quả dẫn đến sẽ là những bức ảnh bị mờ làm hỏng cả bức ảnh.
Kĩ thuật xử lí nhanh
Dù rằng phơi sáng mở rộng liên quan đến chụp ảnh nội thất với cửa sổ nhìn ra ngoài nhiều hơn, bạn vẫn có thể dùng một kĩ thuật nhanh khi sự khác biệt của ánh sáng không quá lớn và máy ảnh của bạn có dải phơi sáng AEB rộng. Và đây là cách làm.
Sau khi đã chọn chế độ Ưu tiên khẩu độ(Av), hướng máy ảnh của bạn vào khu vực của căn phòng nơi không quá sáng cũng không quá tối, độ sáng chỉ “trung bình” và rời xa những chiếc cửa sổ.
Hãy chú ý vào tốc độ màn trập của máy ảnh khi camera hướng vào ghế sofa là 1/10 giây
Hãy để ý đến tốc độ màn trập máy ảnh bạn chọn cho khu vực đó. Sau đó đổi sang chế độ chỉnh tay, đảm bảo tốc độ màn trập bạn đã nhớ trước đó, kích hoạt tính năng AEB và chụp.
Dù cho sự thiếu kinh nghiệm của bạn đối với kĩ thuật này cũng như việc bạn không thể lúc nào cũng chọn đúng số lượng bức ảnh cần chụp sẽ gây ảnh hưởng, thế nhưng, nó chắc chắn sẽ luôn tốt hơn là khi bạn chỉ chọn một mức phơi sáng.
Kĩ thuật chụp mở rộng nâng cao
Khi bạn muốn tối ưu hóa chất lượng bức ảnh, hãy sử dụng kĩ thuật chụp phơi sáng mở rộng nâng cao này để đảm bảo rằng bạn sẽ có được tất cả các mức phơi sáng cần thiết bao hàm toàn bộ dải sáng. Kĩ thuật này giúp bạn kiểm soát nhiều hơn, dẫu cho nó sẽ tốn thời gian hơn và khâu xử lí cũng hơi phức tạp hơn.
Đoạn phim dưới đây sẽ chỉ từng bước cho bạn, từ bước cài đặt máy ảnh đến chọn mức phơi sáng cần dùng, sau đó là chụp ảnh ra sao.
Một trong những lợi ích chính của kĩ thuật này chính là nó cho ta biết được tốc độ màn trập chính xác, ứng với mức độ tối và sáng tối đa của căn phòng. Nó có khả năng đó bằng cách xác định rõ tốc độ màn trập cho hai đầu cực của dải sáng.
Điều này rất quan trọng bởi việc đánh giá sai mức phơi sáng chính xác cho khu vực tối nhất của căn phòng có thể dẫn đến phần nội thất sẽ không đủ sáng trong bức ảnh. Trong khi nếu ta thất bại trong việc chụp lại khu vực sáng nhất, kết quả sẽ là những chiếc cửa sổ cháy sáng.
Cách tìm tốc độ màn trập cho hai cực
Bạn có thể chọn giữa hai phương thức sau để tìm tốc độ màn trập cho phần tối nhất và phần sáng nhất của khung cảnh:
1. Phương pháp đo điểm.
2. Phương pháp kiểm tra biểu đồ ánh sáng.
Phương pháp đo điểm
Đây là cách nhanh nhất để tìm được tốc độ màn trập bạn cần. Bắt đầu với việc chọn chế độ Ưu tiên khẩu độ, hay còn gọi là chế độ Av, sau đó chọn mục Spot Metering từ menu của máy ảnh.
Chế độ Spot Metering
Hãy tìm tốc độ màn trập dài nhất bằng cách lấy nét vào khu vực tối nhất của căn phòng. Trong lúc quan sát thước đo phơi sáng trong viewfinder của máy ảnh, hãy điều chỉnh tốc độ màn trập đến khi máy ảnh thông báo đó là mức phơi sáng tốt nhất cho khu vực đó của căn phòng. Hãy ghi lại tốc độ màn trập khuyên dùng đó nhé.
Tìm tốc độ màn trập ngắn nhất bằng cách lấy nét vào vùng sáng nhất của căn phòng, lặp lại quá trình đó để tìm tốc độ màn trập tốt nhất. Và dĩ nhiên, hãy ghi lại tốc độ đó.
Phương pháp kiểm tra biểu đồ ánh sáng
Điều chỉnh màn hình LCD của máy ảnh hoặc màn hình xem ảnh về màn hình biểu đồ độ sáng.
Chụp một bức ảnh khu vực tối nhất của căn phòng để kiểm tra, sau đó kiểm tra biểu đồ.
Nếu bên trái của biểu đồ cho thấy một đường thẳng đứng nơi bắt đầu của biểu đồ, có nghĩa là có những vùng tối bạn vẫn chưa chụp lại.
Chụp một bức ảnh khác với tốc độ màn trập dài hơn và lặp đi lặp lại quá trình đến khi biểu đồ kéo lê thành đường nằm ngang ở bên trái. Khi bạn thấy điều đó, bạn đã xác định được tốc độ màn trập chậm nhất bạn cần.
– Điều chỉnh màn hình LCD của máy ảnh hoặc màn hình xem ảnh về màn hình biểu đồ độ sáng.
– Chụp một bức ảnh khu vực tối nhất của căn phòng để kiểm tra, sau đó kiểm tra biểu đồ.
– Nếu bên trái của biểu đồ cho thấy một đường thẳng đứng nơi bắt đầu của biểu đồ, có nghĩa là có những vùng tối bạn vẫn chưa chụp lại.
– Chụp một bức ảnh khác với tốc độ màn trập dài hơn và lặp đi lặp lại quá trình đến khi biểu đồ kéo lê thành đường nằm ngang ở bên trái. Khi bạn thấy điều đó, bạn đã xác định được tốc độ màn trập chậm nhất bạn cần.
– Bây giờ hãy chụp thử khu vực sáng nhất của căn phòng và kiểm tra lại biểu đồ.
– Lần này hãy tìm đường thẳng đứng bên phải của biểu đồ. Nếu bạn nhìn thấy nó, có nghĩa là bạn vẫn chưa chụp được vùng sáng nhất của khung cảnh.
– Tiếp tục chụp những khung ảnh phơi sáng thấp hơn, kiểm tra biểu đồ sau mỗi lần như thế đến khi bạn thấy đoạn nằm ngang bên phải biểu đồ. Khi bạn thấy như thế, bạn sẽ tìm được tốc độ màn trập ngắn nhất.
Rất nhiều máy ảnh DSLR có một tính năng cho biết những nơi bị dư sáng của bức ảnh. Khi được khởi động, hệ thống highlight warning khiến cho những vùng dư sáng nhấp nháy hoặc chớp tắt khi xem trên màn hình LCD. Nếu bạn thấy điều này, hãy tăng tốc độ màn trập đến khi không còn thấy nhấp nháy nữa.
Cách mở rộng độ phơi sáng của bạn
Một khi bạn đã nắm được hai tốc độ màn trập này, bạn có thể dùng chúng theo hai cách khác nhau – một cách chính là dùng chức năng Tự động Phơi sáng mở rộng có sẵn trong máy (AEB) và một cách thì không.
Phương pháp chỉnh tay hoàn toàn
– Chỉnh máy ảnh về chế độ chỉnh tay.
– Chỉnh tốc độ màn trập về mức ngắn nhất trong các mức bạn đo được và chụp.
– Giảm tốc độ màn trập đi một stop (EV) và chụp bức tiếp theo.
– Tiếp tục giảm tốc độ màn trập theo từng stop (EV) cho từng bức ảnh đến khi đạt mức dài nhất giữa hai tốc độ bạn đo được.
Phương pháp bán tự động
– Mở ứng dụng HDR Exposures Calculator tại HDRsoft.
– Nhập tốc độ màn trập ngắn nhất và dài nhất vào ứng dụng.
– Chọn số lượng khung hình mở rộng tối đa của máy ảnh bạn.
– Chọn cự ly EV là 2 nếu máy bạn chỉ hỗ trợ tới đó, còn không thì chọn khoảng cách EV lớn nhất có thể sau đó nhấn “Get Exposures”.
– Làm theo chỉ dẫn của ứng dựng, hãy đảm bảo rằng bạn đã chỉnh máy ảnh của mình sang chế độ AEB và chọn chế độ Chụp liên tục trước khi chụp loạt ảnh đó.
Những mẹo chụp ảnh khác
Bạn đã biết được cách để đo mức phơi sáng dài nhất và ngắn nhất bạn cần, cùng với cách hiệu chỉnh máy ảnh để chụp tất cả mức phơi sáng khác ở giữa chúng. Kĩ thuật chuẩn xác cũng quan trọng không kém nên dưới đây là một vài bước bạn có thể làm theo để đảm bảo kết quả như ý.
– Cài đặt máy ảnh của bạn lên tripod một cách chắc chắn, đảm bảo ống kính máy ảnh của bạn đã cân bằng.
– Nếu máy ảnh đã yên vị trên tripod, tắt chức năng Tự động Ổn định ảnh.
– Tắt chức năng flash của máy ảnh bạn nếu có.
– Gắn vào dây bấm mềm để giảm thiểu khả năng bị mờ.
– Chọn chế độ Chỉnh tay và điều chỉnh khẩu độ phù hợp với ánh sáng và độ sâu trường ảnh.
– Điều chỉnh chỉ số ISO, 100 là lí tưởng nhất. Độ noise kĩ thuật số (những hạt sạn điện tử) sẽ tăng lên khi ISO tăng lên, thế nên, hãy giảm hết mức có thể. Cố gắng đừng để ISO cao quá 400.
– Xác định tốc độ màn trập cần thiết để phơi sáng vùng tối nhất và sáng nhất của căn phòng một cách tốt nhất. Hãy xem lại các mục phía trên để tìm ra tốc độ màn trập cho cả hai cực.
– Chụp phơi sáng mở rộng như đã hướng dẫn chi tiết ở mục trên.
Một khi bạn đã trở về sau buổi chụp, hãy xử lí hình ảnh bằng phần mềm HDR. Có rất nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh có thể sử dụng để ghép nhiều ảnh phơi sáng thành HDR. Photomatrix Pro là lựa chọn hàng đầu của các nhiếp ảnh gia nội thất vì nó cho họ rất nhiều preset tối ưu hóa hình ảnh nội thất, giúp cho bức ảnh có được sự tự nhiên họ muốn.
Sử dụng Photomatrix Pro trong nhiếp ảnh nội thất
Photomatrix Pro được thiết kế sao cho dễ sử dụng nhất, thế nên rất nhanh thôi bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi dùng nó. Dưới đây là một vài mánh giúp bạn ứng dụng được nó tốt nhất trong nhiếp ảnh nội thất.
Hãy check vào mục Align Source Images với phần On Tripod đã được chọn (ngay cả khi bạn sử dụng tripod,vẫn có khả năng sẽ có chuyển động nhỏ giữa các bức ảnh).
Đừng kích hoạt lựa chọn giúp xóa bóng mờ. Điều này rất quan trọng trong nhiếp ảnh nội thất khi bạn phải điều chỉnh cho xuất hiện bóng mờ khi nó không làm giảm chất lượng hình ảnh. Còn nếu bạn buộc phải xoá bóng mờ, ví dụ như khi có vật gì đó chuyển động ngoài cửa sổ, hãy chắc rằng bạn đã chọn chức năng xóa bóng mờ theo điểm được chọn để nó chỉ áp dụng vào khu vực cửa sổ.
Khi bạn điều chỉnh ảnh HDR đã được ghép lại trước đó, hãy sử dụng danh sách thả xuống nằm ở phía trên thanh thumbnail có sẵn để hiện ra những cái liên quan tới phong cách Kiến trúc – Architecture style – (hay “bất động sản (Real-estate)” tùy theo phiên bản Photomatrix).
Cuối cùng, bạn có thể dùng straightening tool trong bảng Finishing Touch để sửa lại những sàn nhà xiên vẹo hay các bức tường không thẳng. Tiếp đó, sử dụng công cụ crop để cắt đi những khu vực rìa của bức ảnh chịu ảnh hưởng bởi sự biến dạng của góc rộng thấu kính hay quang sai.
Kết luận
Dù cho việc chụp được những bức ảnh đẹp của nội thất trong nhà có vẻ dễ nản chí, đặc biệt là trường hợp dính tới cửa sổ chói sáng, thế nhưng kĩ thuật chuẩn xác cùng với những phần mềm hỗ trợ có thể giúp bạn làm được điều đó không cần các trang thiết bị cồng kềnh, đắt đỏ.
Những ý chính cần nhớ ở đây là:
– Phơi sáng mở rộng chính là kỹ thuật chính.
– Đối với những khung cảnh đơn giản, bạn có thể chụp mở rộng dựa trên mức phơi sáng trung bình.
– Còn với các trường hợp khác, tìm ra mức phơi sáng thấp nhất và cao nhất để chụp những bức hình giữa chúng.
– Đo điểm hoặc kiểm tra biểu đồ sáng có thể giúp bạn tìm ra các mức phơi sáng đó.
– Bạn có thể phơi sáng bằng tay hoặc sử dụng ABE và ứng dụng HDR Exposure Calculator.
Nguồn: designs.vn