Lịch sử gam màu đỏ: từ họa phẩm cổ đại tới thời trang hiện đại

Đỏ không chỉ là một trong những gam màu cơ bản mà còn là một trong những gam màu đầu tiên xuất hiện trong hội họa từ thời tiền sử.

Với vô vàn sắc thái đa dạng, từ ngả cam tới rượu vang, màu đỏ giữ một vị trí quan trọng mọi nền văn hóa trên khắp thế giới. Tuy vậy, gam màu ấm nóng này được xuất hiện nhiều nhất trong các nền văn hóa phương Tây, bản thân nó mang một sức cuốn hút mạnh mẽ.

Trong nhiều nền văn hóa, màu đỏ tượng trưng cho niềm vui và sự may mắn. Trên thực tế, ở nhiều nước tại châu Á, cô dâu thường mặc hỉ mục màu đỏ bởi họ tin rằng màu đỏ sẽ đem lại nhiều may mắn và sự sinh sôi nảy nở. Tại châu Âu, màu đỏ tượng trưng cho giới quý tộc và tăng lữ. Những liên tưởng về gam màu đỏ được kết tinh từ máu của chúa Giê su đã đem lại vị trí tối quan trọng cho nó tại các nhà thờ Công giáo. Bởi vậy tên gọi Hồng y (cardinal) được xuất phát từ bộ y phục màu đỏ mà các tín đồ Công giáo La Mã thường mặc.

Xuất hiện rộng rãi trong nghệ thuật và dệt may từ thời kỳ cổ đại, màu đỏ đã trở thành một gam màu quyền quý. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những sắc thái đa dạng cùng lịch sử thú vị của gam màu đỏ.

Đỏ thổ hoàng

Một trong gam màu đỏ đầu tiên ra đời từ phản ứng hóa học của khoáng chất Hematit lên đất xét. Thực tế, có bằng chứng cho rằng vào cuối thời kỳ đồ đá, người ta sử dụng màu đỏ ochre để vẽ lên người. Đỏ, đen và trắng là những màu sắc duy nhất được sử dụng trong hội họa thời kỳ đồ đá cũ bởi chúng có thể được chiết xuất một cách dễ dàng từ các nguyên liệu có trong tự nhiên. Những bức họa bên trong hang động tại Altamira, Tây Ban Nha trong khoảng năm 15000 – 16500 TCN chính là những ví dụ minh họa tiêu biểu nhất về ứng dụng của gam màu đỏ trong hội họa thời tiền sử.

Đỏ cũng là một gam màu được ưa chuộng tại Trung Hoa cổ đại, với ví dụ tiêu biểu là những bình gốm xuất hiện trong khoảng năm 5000 – 3000 TCN với hai gam màu chủ đạo là đỏ và đen. Bên cạnh đó, dấu vết về gam màu đỏ thậm chí còn xuất hiện trong một bảng màu cổ đại bên trong lăng mộ của pharaon Ai Cập Tutankhamun.

red-1

Hình ảnh con bò rừng trong hang động tại Altamira, Tây Ban Nha, 15000-16000 TCN

Thông tin thú vị: Tại Ai Cập cổ đại, màu đỏ ochre được sử dụng làm son môi và phấn má. Trong các dịp lễ, người ta sẽ nhuộm đỏ toàn thân bởi họ tin rằng màu đỏ tượng trưng cho sự sống, sức khỏe, và chiến thắng. Ngoài ra, đỏ orche còn được sử dụng trong các bức tranh tường.

Đỏ chu sa

Gam đỏ Chu sa bao gồm nhiều sắc tố từ đỏ tươi tới đỏ sẫm. Tên gọi Đỏ Chu sa xuất phát từ chất hóa học cấu thành. Tuy là một loại khoáng chất vô cùng độc hại, thủy ngân sunfua được sử dụng từ thời kỳ Ai Cập cổ đại. Gam màu này cũng được yêu chuộng bởi nghệ sĩ La mã cổ đại với mục đích trang hoàng. Một ví dụ tiêu biểu là những bức tranh tường được tìm thấy tại Pompeii. Trên thực tế, vì được đánh giá cao như vậy nên giá thành của đỏ Chu sa khá đắt đỏ. Tới thế kỉ 12, đỏ chu sa được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm khắc gỗ tại Trung Quốc.

red-2

Tác phẩm “Villa of Mysteries,”  Pompeii

Thông tin thú vị: Tại La Mã cổ đại, phần lớn chu sa được khai thác từ các hầm mỏ tại Almadén, Tây Ban Nha (Tuy nhiên, phần lớn công nhân đều là tù nhân và nô lệ, những người bị cưỡng bức làm việc trong một môi trường vô cùng độc hại.)

red-3

Pha lê thủy ngân sunfua

Đỏ son

Người Trung Quốc được biết tới là những người đầu tiên chế tạo ra màu đỏ son vào khoản thế kỷ thứ 4 TCN. Sau này, màu đỏ son được truyền bá tới châu Âu bởi những nhà giả kim người Ả rập, và được sử dụng rộng rãi bởi họa sĩ Phục hưng, nổi bật là danh họa Titian, người nổi tiếng vì đã sáng tạo thêm những sắc thái khác nhau của màu đỏ tươi. Tuy vậy, chất màu đỏ tươi thời kỳ này chưa được hoàn hiện bởi nó sẽ ngả thẫm theo thời gian. Sau thế kỷ 20, đỏ son mất đi vị trí thượng phong bởi sự độc hại cùng giá thành đắt đỏ của nó. Tuy vậy, tại Trung Quốc, màu đỏ son được coi là biểu tượng của sự sống, của vận may và được sử dụng làm gam màu chủ đạo của vô vàn ngôi chùa và những chiếc kiệu trở hoàng tộc.

red-4

Tác phẩm “Pesaro Madonna,” Titian, 1519-1526

Thông tin thú vị: Vào thời kỳ Trung cổ, màu đỏ son đắt ngang vàng. Bởi vậy, nó thường chỉ được sử dụng ở những chi tiết quan trọng nhất của bản thảo, trong khi đó, người ta sử dụng màu đỏ bình dân để nhuộm chữ cho văn bản.

red-5

Cánh cổng Tử cấm thành, Trung Quốc

Đỏ thẫm

Màu đỏ thẫm thiên tím này được chiết xuất từ xác của loài sâu cái kemet. Loài động vật ăn lá sồi này được thu thập để pha chế thuốc nhuộm và màu vẽ. Tuy nhiên, sau sự xuất hiện của màu đỏ yên chi, màu đỏ thẫm không còn được ưa chuộng. Một phần nguyên do là bởi loại màu này khá nhạt và phải trải qua 12 lần nhuộm màu thì nó mới đạt được hiệu ứng như phẩm yên chi.

red-6

Chiếc áo choàng được mặc trong lễ đăng quang của vua Sicily (1133–4)

Thông tin thú vị: Để hạn chế sự trùng lặp với màu catmi, bột màu đỏ thẫm chiết xuất từ sâu kemet còn được gọi với cái tên màu đỏ thẫm tự nhiên. Sau này, màu đỏ thẫm được pha chế từ hóa chất Alizarin, màu nhuộm hóa học đầu tiên xuất hiện. Đây là một gam màu yêu thích của họa sĩ Bob Ross, được ông sử dụng nhiều trong chương trình truyền hình hội họa ‘The Joy of Painting.’

Đỏ yên chi

Đỏ yên chi được chiết xuất từ những nguyên liệu hữu cơ (xác khô con rệp son), trái ngược với những màu được chiết xuất từ khoáng chất như xanh biếc hoặc đỏ son. Đỏ yên chi được truyền bá tới châu Âu vào đầu thế kỷ 16 nhờ những người Tây Ban Nha xâm lược Trung và Nam Mỹ. Sau đó, đỏ yên chi với sắc thái đỏ thẫm tuyệt đẹp đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ giới họa sĩ vào thế kỷ thứ 15 và 16, tiêu biểu là Rembrandt, Vermeer, và Velázquez. Tuy vậy, người họa sĩ cần thận trọng khi sử dụng màu đỏ yên chi bởi nó có thể đổi màu khi tiếp xúc với ánh sáng.

red-7

Tác phẩm “The Jewish Bride,”, Rembrandt, 1666

Thông tin thú vị: Vào thế kỷ 16, rệp son là một vật phẩm quý hiếm được nhập khẩu vào châu Âu, chỉ xếp sau vàng và lụa. Màu Đỏ yên chi được sử dụng trong hội họa và thuốc nhuộm là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng. Ngoài ra, rất nhiều quý tộc lựa chọn mặc trang phục đỏ yên chi bởi nó đem lại hiệu ứng thị giác mạnh mẽ hơn so với phẩm kemet sẵn có tại châu Âu.

Đỏ chì (Minium)

Đỏ chì hoặc minium là một chất độc hại vô cùng độc hại, được sản xuất lần đầu tại Trung Hoa vào triều đại nhà Hán. Trên thực tế, nó được coi là một trong những chất nhuộm hóa học đầu tiên bởi nó được chế tác bằng cách đun nóng chảy chì trắng. Càng ở nhiệt độ cao, sắc đỏ cam hiện lên sẽ càng rõ rệt. Nhờ giá thành hợp lý, đỏ chì đã được sử dụng thay thế đỏ yên chi và thường xuất hiện trong những bản thảo thời Trung cổ cũng như các bức tiểu họa của người Ba Tư và Ấn độ.

red-8

Tác phẩm “The Night Cafe,” Vincent van Gogh, 1888

Vincent van Gogh vô cùng yêu thích màu đỏ chì, ông đã sử dụng nó với một tần suất dày đặc trong tác phẩm hội họa của mình. Không may, khi tiếp xúc với ánh sáng, đỏ chì sẽ bị phai dần và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng tác phẩm.

red-9

Tác phẩm “Complex palace scene,” Mir Sayyid Ali, 1539–1543

Thông tin thú vị: Thuật ngữ “miniature” (bức tiểu họa) được xuất phát từ danh từ “minium,” bởi thợ chế tác thủ bản từng được gọi là “miniators.”

Đỏ catmi

Màu đỏ catmi rất được ưa chuộng vào khoảng thế kỷ 20 và được truyền bá rộng rãi vào năm 1910. Đỏ catmi được biết đến với tính bền màu. Danh họa Henri Matisse chính là một fan trung thành của gam đỏ catmi. Ông cũng là người đầu tiên đưa nó vào hội họa. Mặc dù lượng thủy ngân sunfua có trong màu nhuộm này là không đáng kể, vào năm 2014 Liên minh châu Âu đã cảnh báo nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước khi họa sĩ rửa cọ với nước. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sau đã chứng minh sự vô hại của nó và đỏ catmi tiếp tục là một trong những màu đỏ được yêu thích nhất của giới họa sĩ.

red-10

Tác phẩm “Interior with Black Fern,” Matisse, 1948

Thông tin thú vị: Mặc dù đã rất cố gắng, Matisse vẫn không thể thuyết phục Renoir sử dụng màu đỏ catmi bởi sau một lần thử, Renoir không hề hài lòng với kết quả nó mang lại.

Đỏ Trung Hoa

Đỏ là một gam màu được ưa chuộng trong giới thời trang và nhà thiết kế Christian Louboutin đã chọn cho mình một gam màu yêu thích – màu đỏ Trung Hoa. Vào năm 1992, ông ra mắt sản phẩm giầy da với mặt đế màu đỏ, mà sau này đã trở thành một biểu tượng đặc biệt của hãng. Giờ đây, khi nhắc gam đỏ (Pantone 18-1663 TPX), người ta sẽ ngay lập tức liên hệ với Louboutin. Ngoài ra, mẫu giày gót đỏ của nhà thiết kế cũng được coi là biểu tượng của sự sang trọng và thanh lịch, bởi vậy nó được sử dụng phổ biến bởi các tín đồ thời trang và người nổi tiếng tại những sự kiện quan trọng. Không còn là gam màu đỏ thông thường, giờ đây, nó đã trở thành một biểu tượng của sự giàu sang và phong cách.

Đôi guốc gót đỏ của Christian Louboutin 

Thông tin thú vị: Ý tưởng thiết kế mẫu giày gót đỏ của Louboutin xuất hiện một cách tình cờ. Khi hoàn thiện thiết kế sản phẩm mẫu, ông thấy như thiếu một điều gì. Tình cờ nhìn thấy người trợ lý sơn móng tay đỏ, ông đã quyết định phủ đỏ toàn bộ gót giày đen. 

Nguồn: designs.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *