Khám phá về hoa, một chủ đề xuyên suốt của nghệ thuật
Xuyên suốt tiến trình lịch sử, hoa luôn là một chủ đề được yêu thích bởi giới nghệ sĩ và người yêu nghệ thuật. Hoa từ lâu đã trở thành một nàng thơ, là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật.
Xuất hiện từ thời cổ đại, hoa vẫn là một đề tài nghệ thuật được ưa chuộng cho tới ngày hôm nay. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hoa như một chủ đề phổ biến của nghệ thuật, đồng thời khám phá những trào lưu nghệ thuật nổi bật trong nhiều thế kỷ.
Ai Cập cổ đại
Trong thần thoại Ai Cập, hoa sen tượng trưng cho mặt trời, tạo hoá, và sự tái sinh. Hình ảnh bông hoa sen đã được tối giản và cách điệu hoá. Nó xuất hiện một cách phổ biến như một chi tiết trang trí cho các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm các bức hoạ trên giấy cói, những tấm bùa hộ mạng, và đồ gốm.
Marsh Bowl (1479–1458 TCN) (Ảnh: Met Museum)
Không chỉ sử dụng hoạ tiết hoa văn, nghệ sĩ Ai Cập cổ đại còn trực tiếp sử dụng hoa như một chất liệu trang trí. Người ta tìm thấy khá nhiều vòng cổ được trang trí bằng những bông hoa ép khô như hướng dương, hoa ngô, anh túc, và hoa súng xanh tại lăng mộ của vua Tutankhamun.
Cổ áo được tìm thấy trên xác ướp của pharaon Ai Cập Tutankhamun (1336–1327 TCN) (Ảnh: Met Museum)
Giai đoạn Trung cổ
Hoa cũng xuất hiện phổ biến trong nghệ thuật trang trí Trung cổ. Trong suốt thời kỳ này, thảm treo và vải dệt hoạ tiết hoa văn được ưa chuộng bởi một bộ phận lớn công chúng, được đưa vào trang trí cho lâu đài và nhà thờ trên khắp châu Âu. Trong đó, chủ thể của tác phẩm thường được đặt trên một khung nền với hoạ tiết hoa văn lặp lại. Các tác phẩm này được biết đến với tên gọi “mille-fleurs” (trong tiếng Pháp là “ngàn đóa hoa”).
‘The Falcon’s Bath’ (1400–1415) (Ảnh: Met Museum)
Giai đoạn Phục hưng
Nghệ sĩ giai đoạn Phục hưng Ý được truyền cảm hứng từ thảm treo mille-fluer. Họ thường kết hợp hoạ tiết hoa văn vào các bức hoạ thần thoại quy mô lớn. Trong tác phẩm Primavera của danh hoạ người Ý Botticelli, vị thần mùa xuân xuất hiện trong một khu vườn hoa cỏ nở rộ rực rỡ, bên dưới là tấm thảm được kết từ phần lớn trong tổng số 190 xuất hiện trong bức hoạ.
Sandro Botticelli, ‘Primavera (Spring)’ (1482-1485) (Ảnh: Google Art Project via Wikimedia Commons)
Đương thời, hoạ sĩ Phục hưng tại Bắc Âu tập trung vào dòng tranh tĩnh vật. Xuất hiện phổ biến trong tranh là hình ảnh hoa lá, mà theo như Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan là sự kết hợp của nhiều loại hoa tới từ nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới, ở cùng một thời điểm nở rộ. Điều này chứng minh tầm quan trọng và sự phổ biến của những cuốn bách thảo cùng một vài nghiên cứu về hoa cỏ trong suốt thời kỳ Phục hưng phương Bắc.
Jacob Vosmaer ‘A Vase with Flowers’ (Lọ hoa) (ca. 1613) (Ảnh: Met Museum)
Trường phái Ấn tượng
Trong suốt giai đoạn Ấn tượng, họa sĩ Pháp đã có nhiều cách thức kết hợp chủ đề hoa lá vào trong tác phẩm. Thông thường, hình ảnh bó hoa sẽ xuất hiện bên trong một căn phòng. Khác với tranh tĩnh vật, các tác phẩm Ấn tượng có sự xuất hiện của con người.
Edgar Degas, ‘A Woman Seated beside a Vase of Flowers’ (Người phụ nữ bên cạnh bình hoa) (1865) (Ảnh: Met Museum)
Trong một vài tác phẩm khác, hoa được sử dụng để tô điểm cho khung nền, làm nổi bật nhân vật chính. Bởi một số lớn họa sĩ Ấn tượng ưa thích vẽ ngoài trời, hình ảnh hoa lá, cây cối, và thiên nhiên đã trở thành một bối cảnh phổ biến cho các tác phẩm của họ.
Mary Cassatt, ‘Lydia Seated in the Garden with a Dog in Her Lap’ (1880) (Ảnh: Wiki Art)
Trong một số trường hợp khác, mà tiêu biểu là loạt họa phẩm Water Lilies của danh họa Monet, hoa được đưa vào làm hình tượng trung tâm của tác phẩm. Đề cập đến sự xuất hiện dày đặc của hoa loa kèn trong tác phẩm của mình, Monet giải thích: “Có lẽ tôi mắc nợ với loài hoa này.”
Claude Monet, ‘Water Lilies’ (1922) (Ảnh: Google Art Project qua Wikimedia Commons)
Hậu Ấn tượng
Xuyên suốt giai đoạn Hậu Ấn tượng, các họa sĩ tiếp tục sử dụng hình ảnh hoa cỏ trong các tác phẩm hội họa. Tương tự giai đoạn Ấn tượng, hình ảnh hoa cỏ xuất hiện với cả hai bối cảnh trong và ngoài trời. Tiêu biểu là bức họa nổi tiếng của danh họa Van Gough mang tên Sunflowers (Hoa hướng dương) và một tác phẩm khác mang tên Irises.
Vincent van Gogh, ‘Sunflowers’ (1889) (Ảnh: The National Gallery qua Wikimedia Commons)
Vincent van Gogh, ‘Irises’ (1889) (Ảnh: The Getty Center qua Wikimedia Commons)
Ở cả hai bối cảnh, hoa thường được đưa vào làm chủ thể của tác phẩm. Điều này khẳng định sự hứng thú của họa sĩ Hậu Ấn tượng với những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Trường phái Dã thú
Là một trường phái hội họa coi trọng yếu tố màu sắc, các tác phẩm giai đoạn Dã thú thường được tô điểm với những bông hoa rực rỡ sắc màu. Trong các thiết kế nội thất đặc sắc của Matisse, một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế kỷ 20, là những bức tường được trang hoàng dày đặc với các họa tiết hoa văn tuyệt đẹp. Như nhà phê bình nghệ thuật Robert Hughes từng giải thích trong cuốn sách The Shock of the New: The Hundred-Year History of Modern Art—Its Rise, Its Dazzling Achievement, Its Fall, “Matisse yêu thích sử dụng họa tiết trang trí, và họa tiết lồng ghép họa tiết,” bởi vậy, giấy dán tường họa tiết hoa văn trở thành một nét đặc sắc trong phong cách thiết kế nội thất của ông.
Henri Matisse, ‘Odalisque à la culotte rouge’ (1924-1925)
Ngoài ra, họa sĩ phái Dã thú vẫn tiếp tục với loại trang tĩnh vật, tuy nhiên, họ tập trung vào màu sắc thay vì đường nét.
Raoul Dufy, ‘Pink Bunch’ (1940)
Nghệ thuật Đại chúng và Hậu hiện đại
Trong suốt giai đoạn nghệ thuật Đại chúng, các nghệ sĩ đã sáng tạo vô vàn tác phẩm táo bạo về những chủ đề gần gũi, quen thuộc. Nổi bật trong giai đoạn này là hình ảnh hoa lá, xuất hiện như một chủ đề độc lập hoặc kết hợp trong bộ sưu tập in lụa của họa sĩ người Mỹ Andy Warhol và loạt họa phẩm tĩnh vật theo phong cách tối giản hóa bởi nghệ sĩ Đại chúng Roy Lichtenstein.
Andy Warhol, ‘Flowers’ (1970)
Roy Lichtenstein, ‘Still Life with Pitcher and Flowers’ (1974)
Sau đó, hoa tiếp tục là một nguồn cảm hứng bất tận cho các họa sĩ thuộc giai đoạn Hậu Ấn tượng. Tiêu biểu là tác phẩm điêu khắc Large Vase of Flowers với cảm hứng từ giai đoạn Phục hưng hoặc Puppy, tác phẩm mang hơi hướng Ai Cập cổ đại được kết từ các bông hoa và loại thực vật thật.
Jeff Koons, ‘Large Vase of Flowers’ (1991)
Jeff Koons, ‘Puppy’ (Ảnh: Jean Poher)
Nghệ thuật đương đại phù du
Tương tự Jeff Koons, rất nhiều nghệ sĩ đương đại đã sử dụng hoa thật trong các tác phẩm với tuổi thọ ngắn ngủi, trải dài từ nghệ thuật cắm hoa cho tới các tác phẩm điêu khắc, tô điểm ngoài trời với mục đích ca ngợi vẻ đẹp phù du cùng những giá trị nghệ thuật lâu dài của nó.
‘A Still Life of Flowers in a Wan-Li Vase’ Viện bảo tàng Quốc gia, London (2016)
‘Tapis de Fleurs,’ 2010
Nguồn: designs.vn