Các thuật ngữ học Thiết kế Đồ hoạ cho người mới bắt đầu
Bất cứ một môn học hay ngành nào cũng có những thuật ngữ chuyên ngành mà người học, người làm trong ngành cần nắm rõ. Thiết kế đồ hoạ cũng không ngoại lệ. Việc hiểu rõ các thuật ngữ sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học tập và làm việc.
Hãy cùng UniDesign tìm hiểu những thuật ngữ chuyên ngành cơ bản trong thiết kế đồ hoạ.
Thuật ngữ | Ý nghĩa |
Brand identity | Là hệ thống nhận diện thương hiệu. Nó bao gồm rất nhiều các yếu tố, như slogan, logo, bao bì, nhãn hiệu,… Những yếu tố này sẽ có các đặc điểm tương đồng với nhau như màu sắc, hình dáng, font chữ tuỳ vào doanh nghiệp mong muốn để khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu của mình. |
Body copy | Là phần văn bản tạo nên nội dung chính của một sản phẩm thiết kế đồ hoạ. Độ dài của body copy nên được điều chỉnh sao cho hài hoà với tổng thể. Trong trường hợp cần nhấn mạnh nội dung hình và chữ, người thiết kế có thể chia bố cục 50% hình và 50% chữ. |
Lorem ipsum | Là phần văn bản giả được các designer sử dụng để chèn vào các bản thảo, outline giúp người xem hình dung được sản phẩm thiết kế. |
Watermark | Là những hình mờ nằm ẩn trên một sản phẩm thiết kế. |
Moodboard | Là sự kết hợp các hình ảnh khác nhau để tạo nên một bảng để hình dung về một concept hay cảm xúc mà ta mong đợi một sản phẩm sẽ mang lại. |
Mock – up | Là một mô hình thu nhỏ hay hình ảnh mô phỏng mẫu thiết kế của designer dưới dạng file vector hoặc PSD được thiết kế sẵn. |
Visual Design | Là thiết kế trực quan. Kiểu thiết kế tập trung vào khả năng tương tác của sản phẩm, để tăng trải nghiệm người dùng. |
Infographic | Là đồ hoạ thông tin. Infographic xu hướng trình bày các văn bản một cách ngắn gọn dưới dạng hình ảnh, biểu đồ… nhằm giúp người xem có cái nhìn trực quan, dễ hiểu hơn văn bản thông thường. |
Contrast | Là độ tương phản giữa màu sáng và màu tối. |
Opacity | Là độ đậm nhạt của tổng thể đối tượng trong thiết kế. |
Resolution | Độ phân giải. Độ phân giải càng lớn thì hình ảnh được hiển thị càng đẹp và khi in ra ấn phẩm sẽ càng rõ hơn, chân thực hơn. |
Stock photo | Là những tấm ảnh được các nhiếp ảnh gia chụp và chỉnh sửa chuyên nghiệp để phục vụ cho việc cắt ghép và chèn vào các thiết kế ấn phẩm truyền thông. Stock photo có 2 loại là miễn phí và bản quyền. Đối với loại bản quyền, bạn cần phải mua để sử dụng. |
Texture | Là những hoạ tiết trên bề mặt của thiết kế giống như pattern trong Photoshop. Các designer thường dùng texture để làm background hoặc hiệu ứng cho hình ảnh. Texture được chia làm 2 loại là tactile texture và visual texture. |
Vector image | Là ảnh vector được tạo ra từ thiết kế đồ họa vector. |
Grid system | Là hệ thống lưới bao gồm một loạt các đường ngang và dọc giao nhau trong các thiết kế đồ họa, dùng để căn lề, chỉnh kích thước, phân chia ranh giới trong bố cục thiết kế để tạo ra một tổng thể hài hoà. |
Rule of Third | Là quy tắc 1 phần 3 – một quy tắc vàng trong thiết kế bố cục. |
Alignment | Là một trong các nguyên tắc thiết kế đồ hoạ cơ bản. Đó là sự căn chỉnh sao cho các phần tử (elements) vào đúng vị trí của nó; các yếu tố được sắp xếp một cách gọn gàng, chặt chẽ. |
Scale | Là thuật ngữ để chỉ kích cỡ hay tỉ lệ của một thiết kế. Việc điều chỉnh kích thước của các yếu tố trong thiết kế sẽ tạo ra “sự phân cấp thị giác” để làm nổi bật các chi tiết mà người thiết kế muốn người xem tập trung vào. |
Negative Space/White space | Là không gian trống xung quanh các đối tượng chính trong thiết kế. Các khoảng trống này có tác dụng tạo ảo giác quang học và khắc hoạ để làm nổi bật đối tượng chính. |
Gradient | Là sự hòa trộn 2 hay nhiều màu sắc lại với nhau tạo nên một mảng màu mềm mại. |
Pantone color | Là một hệ thống kết hợp màu tiêu chuẩn được các nhà thiết kế và nhà in sử dụng khi cần đảm bảo màu sắc nhất quán. Pantone là những màu được pha sẵn và gắn mã số riêng, designer không cần phải pha lại màu khi sử dụng. |
Hệ màu RGB | Hoạt động theo nguyên lý phản xạ ánh sáng. Các màu trong hệ màu này càng trộn nhiều với nhau càng cho ra màu sáng hơn. Ứng dụng của hệ màu RGB dùng nhiều trong đèn LED, màn hình điện thoại, máy tính và dùng trong thiết kế trên nền tảng digital. |
Hệ màu CMYK | Nguyên lý làm việc của hệ màu này là hấp thụ ánh sáng, màu mà mọi người nhìn thấy được từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Ngược lại với hệ màu RGB, hệ màu CMYK càng trộn nhiều màu với nhau thì càng ra màu tối hơn. Hệ màu này được sử dụng nhiều trong in ấn. |
Typography | Là sự kết hợp giữa Typo và Graphic, được hiểu là một kỹ thuật sắp xếp các chữ cái mà designer sử dụng để tạo ra trải nghiệm đọc và truyền đạt thông tin cho người xem. |
Typeface (hoặc Font family) | Là hệ thống bao gồm các kiểu chữ. Mỗi một biến thể của typeface sẽ tạo nên một font chữ. |
Baseline | Là đường cơ sở. Cụ thể là một đường kẻ nối các phần chân chữ định hình trên một dòng kẻ. Nó thường được sử dụng để đo khoảng cách theo chiều dọc và giúp nhà thiết kế dễ dàng canh khoảng cách các chữ hơn. |
Học Thiết kế Đồ hoạ chuyên nghiệp, với lộ trình chuẩn quốc tế, chỉ trong 02 năm, nhận ngay bằng Chuyên gia tại Viện Đào tạo Quốc tế UniDesign. Tìm hiểu tại: https://unidesign.edu.vn/dao-tao/thiet-ke-do-hoa/