Nghệ sĩ Nhiếp ảnh: Trần Nhân Quyền
-
Trình độ chuyên môn:












-
Chân dung & Câu chuyện:
Mặc dù đã từng hai lần học hết năm thứ nhất hai trường Đại học khác nhau: Ngoại ngữ và Học viện hành chính quốc gia nhưng Trần Nhân Quyền vẫn quyết tâm theo đuổi niềm đam mê cháy bỏng – Nhiếp ảnh. Trượt rồi lại trượt, mãi đến lần thi thứ 5, Nhân Quyền mới chính thức trở thành sinh viên của khoa Nhiếp ảnh – Trường Đại học Sân khấu và điện ảnh Hà Nội.
Nỗi gian truân sau 6 năm thi cử đã thôi thúc Trần Nhân Quyền tăng tốc để dành lại thời gian đã mất. Vừa học, vừa sáng tác và gửi tác phẩm tham dự các cuộc thi để tự chiêm nghiệm từng bước đi của mình. Giải thưởng nhiếp ảnh đầu tiên đến với Trần Nhân Quyền là tại cuộc thi của Hà Nội vào năm 2007, rồi liên tiếp các năm 2008, 2009, anh đều đoạt giải tại cuộc thi thường niên này. Năm 2008, anh đoạt giải Nhì cuộc thi về môi trường quy mô toàn quốc, giải Khuyến khích tại cuộc thi ảnh nghệ thuật Du lịch Hà Nội. Có thể nói năm 2009 là năm bội thu của sinh viên Trần Nhân Quyền: Giải Khuyến khích tại cuộc thi “Việt Nam đất nước – con người”; Giải thưởng tại cuộc thi “Vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ VH, TT & DL tổ chức; Giải thưởng cuộc thi Tài năng Sân khấu Điện ảnh… và được nhận học bổng của Hội NSNAVN dành cho những học sinh xuất sắc. Cuối năm 2009, Trần Nhân Quyền được kết nạp vào Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Đam mê môn học vẽ bằng ánh sáng, bố cục và đường nét! Có đồng nào Trần Nhân Quyền cũng dốc hết vào mua sách ảnh và “nghiền nát” nó: “Bước đầu nhiếp ảnh nghệ thuật”, “Ảnh Việt Nam thế kỷ XX”, sách ảnh đầu tư tài trợ sáng tác qua các năm của Hội NSNA Việt Nam; Tạp chí nhiếp ảnh, Thế giới ảnh, Ánh sáng đẹp…
Một bức ảnh có giá trị còn hơn cả nghìn lời nói, đó là giá trị đích thực của nhiếp ảnh. Còn đối với Trần Nhân Quyền, nguyên tắc này được vận dụng một cách uyển chuyển và linh hoạt hơn. Thầy coi mỗi một khuôn hình, một khoảnh khắc mà người nghệ sỹ nắm bắt được dường như là sự chắt chiu của tâm hồn người nghệ sỹ, tâm hồn của thầy cô, bạn bè và gia đình. Thầy đã, đang và sẽ dành hết tâm huyết để truyền lửa, dẫn dắt sinh viên UniDesign đi theo con đường nghệ thuật chân chính, trở thành những nghệ sĩ chân chính.
- Châm ngôn: “Chơi nhiếp ảnh thì dễ, gắn bó lâu dài mới khó.”
