6 yếu tố người “nghiện” Design nên có
Bạn là một designer và bạn “nghiện” nó đến mức chỉ thực sự hạnh phúc khi được theo đuổi và sống chết vì nó. Vậy bạn đã biết mình là một Designer trung bình hay xuất sắc chưa?
Hiểu vị trí của mình
Để biết được vị trí của mình ở đâu, đối với những người làm designer bạn cần biết lắng nghe nhìn nhận và phải hồi từ khách hàng, khán giả. Đôi khi bạn thấy mình đã làm rất tốt nhưng tác phẩm của bạn lại không được đón nhận, hãy tìm hiểu thật kỹ những nội dung được đề cập đến trong nội dung bài viết này, chúng tôi chỉ ra cho bạn những yếu tố mà người “nghiện” design nên có.
Thiết kế là một lối sống mà ở đó những người nghệ sĩ sống và thở trong bầu không khí của nghệ thuật và sự sáng tạo. Thế nên nhiều người cảm thấy yên tâm khi ngồi ngồi sau chiếc máy tính với phiên bản mới nhất của Photoshop, Illustrator hay InDesign và coi mình như là một “nhà thiết kế đồ họa thực thụ”. Nếu chỉ dừng lại có vẻ bạn không thể trở thành 1 Designer xuất sắc.
“Nghiện” Design cần có các yếu tố:
1. Không bao giờ ngừng học hỏi: Hãy làm mọi thứ để mỗi ngày bạn lại tiến xa hơn tư duy của ngày hôm qua
2. Khả năng nghệ thuật: bạn nắm được những tư duy về màu sắc, hình khối, mảng miếng, dòng chảy thị giác nhưng bạn cần phải biết áp dụng những tư duy cốt lõi vào sản phẩm của mình
3. Hiểu về công cụ: Hãy liên tục cập nhật và nắm chắc các công cụ đồ họa hiện đại: Photoshop, Illustrator, InDesign, Lightroom…
4. Hiểu về thị trường: Một điều cơ bản mà designer cần biết nhu cầu thị trường, thị hiếu, sở thích, mục đích….. mà khách hàng mong muốn
5. Quan tâm đến chính bạn: thành quả bạn gửi cho khách hàng phản ánh con người và tính cách của bạn. Hãy chăm chút cho profile như đứa con của bạn. Mỗi khi một thương hiệu nào đó tìm đến bạn thì nhiều khả năng là có ai đó đã giới thiệu.
6. Hãy thiết kế một cách thông minh: Tạo ra dấu ấn và phong cách của riêng mình. Đến mức khi nhìn vào tác phẩm của bạn, người khác có thể gọi tên bạn ngay lập tức.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tác phẩm của những “Designer trung bình” điểm chung trong thiết kế của họ là sự qua loa, màu sắc kết hợp vô tội vạ không mang đến sự hài hòa, không có hiệu ứng, font chữ và bố cục không cân đối… Bạn hãy nhớ rằng “Khoảng trống là những người bạn thân của Designer” nhé!
Hãy thay đổi bản thân để trở thành người “nghiện” design thực thụ, mang sự sáng tạo, óc thẩm mỹ của bạn vào mỗi thiết kế phục vụ đời sống. Hãy lưu ý 6 yếu tố này để bạn trở thành một trong những designer xuất sắc trong tương lai.
Bài viết khác
“Lens đam mê” và tài năng nhiếp ảnh của sinh viên UniDesign
Những “cuộc đua” của buổi bảo vệ đồ án lớp Làm phim K2
Con đường Hoa - một chặng đường 3 năm liên tiếp của AGS
10 đồ án – 10 cá tính – 10 trái ngọt của Nội thất K2
Cảm xúc không gian – Môn học lý thú của lớp Nội thất
Bí kíp săn học bổng của UniDesign
Chương trình đào tạo
Thiết kế Nội thất
Trong tình hình kinh tế đang phát triển hiện nay, đây là một trong những ngành nghề khan hiếm nhân lực nhất trong thị trường lao động.Khi học thiết kế nội thất bạn có thể tạo ra những điều không thể thành hiện thực trong cuộc sống.
Học làm phim kỹ thuật số.
Ngày nay, phim ảnh đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người. Đặc biệt những người trẻ đầy nhiệt huyết và tự tin nghĩ rằng họ có thể tạo ra được những thước phim đẹp mắt hơn những hình ảnh họ đang thấy nếu được đào tạo bài bản. Điều đó thúc đẩy nhu cầu học làm phim ngày càng cao.
Việc làm
Tuy áp dụng hình thức và phương pháp đào tạo tương đối mới mẻ ở Việt Nam nhưng Trường Đào tạo Quốc tế UNIDESIGN đã có những bước trưởng thành và thành tựu đáng kể trong công tác dạy học cũng như tổ chức.
Chi tiếtUNIDESIGN có bộ phận quan hệ sinh viên, bộ phận này ngoài việc giữ liên lạc thường xuyên và liên tục với các sinh hiện tại và đã tốt nghiệp trên cả nước, còn là cầu nối giữa sinh viên với các doanh nghiệp.
Chi tiếtHọ nói gì về chúng tôi
“Ấn tượng đầu tiên của em về trường là cái tên UNI, viết tắt của You and I – khá ý nghĩa và sáng tạo. Rồi em lại càng ấn tượng hơn sau chuyến du lịch Tam Đảo"

Lan Anh từ nhỏ đã có yêu thích và đam mê với ngành Thiết kế nên gia đình luôn muốn cho em đi theo con đường này. Khi em quyết định chọn học tại trường UniDesign, cô rất tôn trọng quyết định của em.

Hiện nay em đang băn khoăn lựa chọn giữa chuyên ngành Thiết kế đồ họa và chuyên ngành Làm phim tại Trường Đào tạo Thiết kế UniDesign. Lý do em chọn ngành Thiết kế khá đơn giản, vì bản tính của em khá quậy, cá tính

“Lúc chưa biết đến trường em thường chỉ quan tâm đến ngành học của các trường đại học chính quy. Sau khi biết đến trường, em mới biết đến ngành thiết kế đồ hoạ. Và từ lúc ấy, em thấy nó rất hợp với mình và quyết tâm theo học"

Em yêu thích chuyên ngành Thiết kế từ khi còn nhỏ. Em rất thích vẽ, thời gian rảnh rỗi em hay ngồi vẽ và còn vẽ cho cả các bạn nữa. Lúc đầu, em dự định thi trường ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp nhưng em chưa có điều kiện được học vẽ nhiều, mới chỉ vẽ theo ý thích của mình thôi.
